Cơ bản về máy in hóa đơn (in bill) và máy in tem mã vạch (in barcode)

Máy in bill và máy in mã vạch
Một, để sử dụng được máy in thì bắt buộc phải cài đúng driver của máy in. Cài sai driver thì máy in không hoạt động, cài nhầm driver (lấy driver máy này cài cho máy khác, tức không đúng mã máy) thì có thể vẫn hoạt động nhưng không đúng ví dụ máy vẫn in nhưng không tự động cắt giấy chẳng hạn. Khi cài driver sẽ có tên máy in trong hệ thống máy tính.

Nguyên tắc kiểm tra máy in có còn dùng được hay không

Hai, tiếp theo mỗi máy in được nhà sản xuất gán cho công năng chính, ví dụ máy in bill thì chỉ in được hóa đơn thanh toán mà không in được tem mã vạch do không có "con mắt" đọc được tem, nếu không cần đọc con tem mà in như in bill thì vẫn bình thường tức in trang dài như bill thanh toán. Còn máy in mã vạch là chuyên dùng cho in barcode là nhờ có "con mắt" đọc tem, với máy in tem mã vạch thì để tiết kiệm thì có thể "tự chế" để nó có thể in được cả hóa đơn, bản chất việc tự chế này là vô hiệu hóa con mắt đọc mã vạch để biến nó thành máy in nhiệt bình thường nên gần như máy in barcode nào cũng có thể tự chế việc này được. 

Việc tự chế này khá rắc rối và làm nhiều bước, nó thuộc ở phần setup các cấu hình trong driver máy in barcode, mỗi máy lại có cách cấu hình khác nhau, với người dùng phổ thông thì không nên làm, vì về sự hiệu quả thì chỉ cần bỏ thêm 1 - 2 triệu là đã có ngay máy in bill chuyên dụng rồi, máy nào chuyên dụng chức năng của máy đó. Nếu bạn cứ muốn máy in mã vạch kiêm nhiệm cả in hóa đơn thì chịu khó nhờ bên bán máy móc hỗ trợ, riêng Dân Trí Soft bán máy in mã vạch cũng nói rõ từ đâu là không hỗ trợ đa chức năng như vậy vì thời gian, chi phí hỗ trợ sẽ tốn kém cho người sử dụng và cả người bán là hơn nhiều so với việc mua cái máy in chuyên dụng.

Theo bộ phận hỗ trợ chuyên môn của DanTriSoft


Đọc thêmNguyên nhân khiến máy in bill in nhiệt bị mờ chữ, in không ra mực, máy in không hoạt động và cách khắc phục

Đăng nhận xét

Tin liên quan